
Meta: Hiện nay rất nhiều người thắc mắc Digital Marketing là gì? Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin cụ thể cho bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Bạn có biết Digital Marketing là gì?
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Digital Marketing cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ hầu hết đều sử dụng internet. Do đó sử dụng loại hình quảng cáo này sẽ giúp mặt hàng của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Vậy bạn có biết Digital Marketing là gì? Cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp vấn đề này bạn nhé.
Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là gì? Digital Marketing là những hoạt động quảng bá hình ảnh cho sản phẩm, thương hiệu để tác động đến nhận thức của người dùng. Từ đó kích thích hành vi mua hàng của khách hàng tiềm năng. Nói cách khác dễ hiểu hơn thì Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.
Trên thực tế, sự ra đời của hình thức quảng bá này mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, công ty. Nó không chỉ phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, xã hội mà còn góp phần tăng doanh thu bán hàng một cách hiệu quả. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối ưu chi phí cho việc quảng cáo sản phẩm.

Những ưu điểm nổi bật của Digital Marketing
Sự phát triển của công nghệ thông tin thời hiện đại đã kéo theo sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ mới. Trong đó, Digital Marketing vẫn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm như:
Tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp
Thông thường, các công ty sẽ sử dụng các hình thức quảng cáo truyền thống qua tivi, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, thư tín, gọi điện. Thậm chí là Khi doanh nghiệp thực hiện chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp. Những hoạt động này sẽ cần huy động nguồn nhân lực lớn cùng với nhiều loại chi phí phát sinh.
Tuy nhiên với Digital Marketing bạn sẽ không phải trả các khoản phí cho việc thuê mặt bằng hay bảo trì. Nó có thể áp dụng cho các các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách linh hoạt mà không tốn nhiều chi phí với hiệu quả cao.
Khai thác tối đa khách hàng tiềm năng
Với Digital Marketing, khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu được hình ảnh, thông tin và giá cả, nguyên liệu và dịch vụ mà doanh nghiệp đang có. Nhờ đó, hình thức tiếp thị này có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng tiềm năng ở bất cứ đâu và bất kỳ thời điểm nào.
Về phía doanh nghiệp, họ có thể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu theo giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền. Cùng với đó là thói quen mua sắm, sở thích của nhiều đối tượng khách hàng trên thị trường. Vì vậy, khi sử dụng hình thức marketing này khoảng cách địa lý không còn là rào cản.
Xác định tính hiệu quả
Digital Marketing cung cấp các công cụ để người dùng dễ dàng đánh giá chính xác các thông số về sự quan tâm của khách hàng khi truy cập vào quảng cáo của doanh nghiệp. Thậm chí một số công cụ đo lường còn cho biết hướng đi của người dùng. nhờ đó, người làm quảng cáo sẽ xây dựng được kế hoạch, chiến lược cụ thể sao cho phù hợp với thị yếu của khách hàng tại thời điểm đó.
Đảm bảo độ linh hoạt và chính xác
Ngày nay, internet ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Do đó, kể từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch Digital Marketing cho đến thời điểm kết thúc. Chúng ta hoàn toàn có thể theo dõi tính hiệu quả thông qua các số liệu thống kê.

Các hình thức Digital Marketing thông dụng hiện nay
Digital Marketing sẽ được triển khai dưới nhiều hình thức với các công cụ khác nhau. Cá nhân và doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ cũng như nhu cầu, điều kiện ngân sách của mình.
- Email Marketing: Là phương pháp truyền đi một thông điệp thương mại về sản phẩm, dịch vụ… thông qua email cho một nhóm người.
- SEO–Search engine optimization: Là giải pháp tối ưu để nâng cao thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm. Phương pháp này gồm: SEO onpage và SEO offpage.
- Content Marketing: Đây là hình thức marketing trên nền tảng tiếp thị nội dung nhằm mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập và thu hút khách hàng tiềm năng.
- SEM (Search Engine Marketing): Đưa website của doanh nghiệp lên đầu trang kết quả tìm kiếm thông qua việc trả phí đấu thầu từ khóa.
- SMM – Social Media Marketing: Hoạt động marketing náy sẽ được thực hiện trên các kênh mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, Zalo và LinkedIn để kết nối với khách hàng trên phương diện thông tin xã hội.
- PPC- Pay-per-click advertising: Với hình thức này, người dùng sẽ phải trả phí để quảng cáo được xuất hiện trên các trang tìm kiếm.
- Affiliate Marketing( Tiếp thị liên kết): Publisher còn gọi là nhà phân phối sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng. Nếu thành công họ sẽ nhận được hoa hồng từ phía doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
- Influencer Marketing: Hình thức hợp tác với các Influencer, KOL được nhiều người theo dõi để truyền thông sản phẩm dịch vụ. Đây là hình thức phổ biến trong các năm gần đây được các công ty lớn triển khai thành công như Shopee, Tiki, vv….

Lời kết
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ Digital Marketing là gì. Đồng thời, công ty, doanh nghiệp cũng nắm bắt được các hình thức Digital Marketing thông dụng hiện nay để áp dụng cho đơn vị mình. Với hình thức quảng bá này chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong các chiến lược kinh doanh.